1. Lí do nên du học?

Có rất nhiều lí do khiến du học trở nên phổ biến. Đối với hầu hết sinh viên quốc tế, sự hấp dẫn này đến từ sự kết hợp của việc đạt được một nền giáo dục chất lượng cao, trải nghiệm một nền văn hoá mới (và thường là ngôn ngữ thứ hai), đạt được một tư duy toàn cầu và mở rộng cơ hội nghề nghiệp  trong tương lai. Chắc bạn cũng biết rằng, biết 2 hoặc 3 ngoại ngữ là rất quan trọng đối với công việc của bạn.

2. Nơi nào là đích đến lí tưởng?

Lựa chọn nơi trên thế giới mà bạn muốn học không phải lúc nào cũng là một nhiệm vụ dễ dàng. Cũng như những lợi ích cá nhân của bạn, bạn nên suy nghĩ về những điều thực tế như chi phí học tập ở nước đó (cả học phí lẫn chi phí sinh hoạt), triển vọng nghề nghiệp của bạn (có thị trường việc làm tốt không?) và sự an toàn của bạn.

Bạn cũng nên suy nghĩ về cuộ sống mà bạn muốn có trong quá trình học tập của bạn. Bạn có muốn sống ở một thành phố lớn hay một thị trấn nhỏ? Bạn có muốn nghệ thuật và văn hoá ở ngay trước ngưỡng cửa của bạn hay các phòng tập thể thao đẳng cấp thế giới? Dù sở thích của bạn là gì, hãy chắc chắn rằng điểm đến của bạn sẽ phù hợp để bạn thực sự có cơ hội tốt nhất để tận hưởng trải nghiệm quốc tế của bạn.

 

3. Nên bắt đầu như thế nào?

Một khi bạn đã quyết định về nơi bạn muốn học, bạn nên bắt đầu suy nghĩ về việc chọn một chương trình và một trường đại học, nếu bạn chưa nghĩ đến. Bạn có thể nghiên cứu các trường đại học hàng đầu với Hệ thống xếp hạng Trường Đại học Thế giới, sử dụng bảng xếp hạng môn học để khám phá các trường đại học tốt nhất cho môn học của bạn và cũng có thể tham khảo bảng xếp hạng quốc gia của các trường đại học trong điểm đến bạn chọn. Sau đó bạn sẽ muốn xem xét các khóa học được cung cấp bởi các học viện trong danh sách của bạn, cũng như nghiên cứu về địa phương và lối sống, các yêu cầu nhập học và chi phí.

Một khi bạn đã quyết định chắc chắn về chương trình và trường sẽ học, bạn nên bắt đầu suy nghĩ về thư ứng tuyển của bạn. Các quy trình đăng ký khác nhau tùy thuộc vào trường đại học và quốc gia, nhưng thông thường mỗi tổ chức sẽ cung cấp đầy đủ chi tiết về cách nộp đơn của bạn trên trang web chính thức.

Trong một số trường hợp, có một “quy trình nộp đơn hai bước” dành cho sinh viên quốc tế. Điều này có nghĩa là bạn phải nộp hai đơn: một cho trường đại học và một cho chính khóa học. Điều này sẽ được nêu rõ trên trang web của trường đại học. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về quy trình, bạn nên liên hệ trực tiếp với trường bạn chọn.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể cần visa sinh viên, hãy nhớ rằng trong nhiều trường hợp, bạn sẽ không thể nộp đơn xin visa cho đến khi bạn nhận được thư chấp nhận từ trường đại học bạn chọn. Mỗi giai đoạn có thể mất vài tháng, do đó, nên tính toán để thừa càng nhiều thời gian càng tốt.

 

4. Chương trình học sẽ kéo dài bao lâu?

Khoảng thời gian bạn học ở nước ngoài sẽ phụ thuộc vào chương trình và trình độ học vấn bạn đăng kí. Nói chung, bằng đại học sẽ mất ba hoặc bốn năm học toàn thời gian (ví dụ như ở Vương quốc Anh, thời lượng trung bình cho hầu hết các môn học là ba năm, trong khi ở Mỹ thì tiêu chuẩn là 4), trong khi bằng bằng thạc sĩ hoặc tương đương sẽ mất một hoặc hai năm. Một chương trình tiến sĩ thường sẽ mất ba đến bốn năm.

Tại nhiều trường đại học trên thế giới, bạn cũng có thể lựa chọn đi du học trong một khoảng thời gian ngắn hơn. Các chương trình trao đổi sinh viên cho phép bạn học ở nước ngoài trong một năm, một học kỳ hoặc thậm chí chỉ vài tuần. Thông tin về các chương trình ngắn hơn này có sẵn trên trang web của trường đại học mà bạn dự định đăng ký, cũng như trường đại học mà bạn muốn được nhận.

5. Khi nào thì nên bắt đầu ứng tuyển vào trường đại học?

Suy nghĩ về đơn của bạn càng sớm càng tốt là cách tốt nhất để đi. Thế nên, bạn càng sớm được trúng tuyển, thì bạn càng có nhiều thời gian để sắp xếp chuyến đi. Để tránh thất vọng, lưu ý tất cả các thời hạn ứng tuyển có liên quan (do trường đại học bạn chọn) trong thư của trường gửi cho bạn.

Thời hạn nộp đơn sẽ khác nhau tùy thuộc vào trường học, nhưng nói chung, đối với các chương trình bắt đầu vào mùa thu (tháng 9 / tháng 10), đơn đăng ký sẽ được mở từ đầu năm (tháng 1 đến tháng 2) cho đến giữa năm (tháng 6 / tháng 7 ).

 

6. Những yêu cầu đầu vào nào cần thiết khi đi du học?

Yêu cầu đầu vào thay đổi tùy thuộc vào từng đại học và quốc gia, vậy nên hãy chắc chắn rằng bạn đã kiểm tra kĩ thông tin được cung cấp bởi đại học mà bạn dự định nộp đơn. Tuy nhiên, nếu bạn nộp đơn đăng kí chương trình đại học bạn sẽ được yêu cầu chứng mình bạn đã tốt nghiệp cấp 3 đủ tiêu chuẩn phù hợp với số điểm ( ví dụ như GPA, các con điểm A hoặc tương đương) cho chương trình bạn đăng kí. Nếu bạn có chứng chỉ quốc tế và không biết chắc rằng liệu nó có được chấp nhận hay không, bạn nên liên hệ với bộ phận tuyển sinh của trường đại học đó. Đối với những người tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ và muốn học ở những nước nói tiếng Anh, rất có khả năng bạn sẽ cần cung cấp bằng chứng về năng lực tiếng Anh của bạn bằng cách thi TOEFL HOẶC IELTS.

Các bài kiểm tra tương đương sẽ được yêu cầu khi học các chương trình sử dụng ngôn ngữ khác. 7. Những giấy tờ cần thiết nào cần phải nộp trong đơn tuyển sinh? Bạn có thể được yêu cầu cung cấp vài hồ sơ cần thiết như 1 phần của đơn ứng tuyển. Một lần nữa, yêu cầu thay đổi phụ thuộc vào trường và quốc gia, nhưng sinh viên quốc tế thường được yêu cầu cung cấp: • Hình passpost để nhận biết • Một bản tường trình mục đích • CV/résumé • Các đối chứng học vấn/ thư giới thiệu • Bằng cấp và bảng điểm của trường cấp 3 • Các chứng chỉ tiếng Anh ( ví dụ như TOELF/IELTS đối với các nước sử dụng tiếng Anh), hoặc các chứng chỉ ngôn ngữ khác • Kết quả kiểm tra tuyển sinh (GMAT/GRE, cho chương trình thạc sĩ trở lên)

 

8.  Tôi có cần biết nói ngôn ngữ thứ 3?

Điều này phụ thuộc vào quốc gia bạn muốn đến học, và ngôn ngữ khóa học của bạn sẽ được dạy. Nếu bạn không phải là người nói tiếng anh bản ngữ, nhưng bạn muốn học ngành được dạy bằng tiếng Anh, bạn phải chứng minh bạn có thể sử dụng tốt tiếng Anh, bằng việc cung cấp chứng chỉ tiếng Anh. Điều này đảm bảo bạn sẽ có thể theo kịp ngành học không gặp trở ngại ngôn ngữ. Tiếng Anh cũng được sử dụng như là một ngôn ngữ trong giáo dục ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là chương trình sau đại học và ngành kinh doanh. Các khóa học tiếng Anh sẽ được quảng cáo trên trang web của trường đại học và đôi khi có thể được tìm kiếm để sử dụng một cơ sở dữ liệu tập trung do một cơ quan quốc gia điều hành. Những bài kiểm tra thông thường được chấp nhận như là 1 bằng chứng của khả năng sử dụng tiếng Anh là TOELF và IELTS. Nếu bạn cần chứng mình khả năng sử dụng ngôn ngữ khác, thì cũng có những bài kiểm tra tương tự như DELF/DALF và TCF-DAP (French) hoặc DSF và TestDaF (German). Bạn cũng có thể bắt đầu học tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc bất cứ ngoại ngữ khác một vài tháng trước khi rời Việt Nam. Trước khi làm bài kiểm tra ngôn ngữ, đảm bảo rằng bạn chắc chắn chứng chỉ nào sẽ được chấp nhận tại trường của bạn, để tránh lãng phí tiền.

 

9.  Sauk hi nhận được thư nhập học, tôi cần làm gì?

Chúc mừng, bạn đã được nhận! bây giờ tất cả những gì còn sót lại cần làm là học, đóng gói những thứ cần thiết vào 1 vali to, chuẩn bị các giấy tờ còn thiếu, xin visa dành cho sinh viên, nghiên cứu các lựa chọn nơi ở, và tìm kiếm các kinh phí… đừng lo lắng, điều đó sẽ đắng giá! Thực tế là, ngay khi nhận được thư nhập học, thứ đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra các giấy phép thông hành của bạn, kiểm tra hạn của passport, bảo hiểm du lịch, và visa sinh viên nếu cần thiết. Chắc chắn rằng bạn còn thời gian đủ để gia hạn passport/visa để bạn có thế đi một cách hợp pháp.

Để biết thêm thông tin về tài liệu bạn cần có, bạn nên truy cập trang web của chính phủ quốc gia bạn chọn để tìm thông tin. Tất cả các thông tin bạn cần sẽ được liệt kê trên các trang web này. Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu trường đại học của bạn để được hướng dẫn. Thông thường, các bộ phận nhập học sẽ giúp bạn chuẩn bị cho chuyến đi của bạn, và tại một số quốc gia, họ thậm chí còn nộp đơn xin thị thực sinh viên giúp bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn kiểm tra mọi thứ với trường đại học của bạn, đừng trông chờ ai đó sẽ làm giúp bạn!

 

10.  Tôi có cần đăng kí visa sinh viên không ?

Visa sinh viên là điều băn khoăn lớn nhất của du học sinh, mặc dù không phải tất cả sinh viên quốc tế đều cần đến nó. Để chắc chắn về điều này, bạn nên hỏi trường đại học và trang web xuất cảnh của chính phủ nơi bạn sẽ học.

 

11. Du học sẽ tốn bao nhiêu ?

Để biết ngân sách cho việc du học, bạn sẽ cần phải tính toán học phí trung bình đối với sinh viên quốc tế tại quốc gia bạn chọn, cũng như chi phí ăn ở.

Lấy ví dụ tham chiếu, học phí trung bình của sinh viên quốc tế tại Anh là khoảng US$18,200 một năm, và US$10,600 cho chi phí ăn ở 1 năm. Còn tại Mỹ, học phí vào khoảng US$28,500 và phí sinh hoạt là US$15,000 cho mỗi năm.

Tại một số quốc gia, giáo dục sẽ được hoàn toàn miễn phí. Nổi bật có Đức, nơi mà chương trình Đại học miễn phí cho tất cả mọi người, cũng như 1 vài nước Bắc Âu như Finland

 

12.  Tôi có thể xin viện trợ tài chính để du học không?

MẶc dù nhiều sinh viên quốc tế sẽ gặp khó khan để có một khoản vay sinh viên để trang trải cho việc học, , có rất nhiều cơ hội tài chính khác để học tập ở nước ngoài với mức giá hợp lí hơn, bao gồm học bổng, trợ cấp sinh viên, bảo trợ tại chính, tài trợ…

Trường đại học bạn chọn có thể là nơi tốt nhất để tìm hiệu về thông tin học bổng, vậy nên hãy lên website của trường để nhận lời khuyên, hoặc liên hệ với trường học trực tiếp qua điện thoại. Đây cũng là nơi mà thông tin về học bổng du học được tài trợ bởi trường Đại học và và các tổ chức nội bộ có thể được tìm thấy, cùng với thông tin chi tiết đẩy đủ và cách đăng kí.

 

13.  Tôi sẽ ở đâu trong suốt quá trình học của mình?

Nếu trường đại học bạn chọn có sẵn chỗ ở trong khuôn viên, bạn sẽ có thể nộp đơn xin vào khu kí túc xá cho sinh viên. Nếu trường đại học không có kí túc xá, bạn sẽ phải tự tìm chỗ ở cho riêng mình.

Nếu tiền bạc không thành vấn đề, bạn có thể nghĩ đến việc thuê 1 căn hộ, hoặc share phòng với các sinh viên khác để tiết kiệm chi phí. Trong mọi trường hợp, bạn cần đảm bảo rằng bạn nghiên cứu kĩ lưỡng trước khi kí bất cứ hợp đồng nào hoặc bàn giao tiền bạc trong bất cứ giao dịch nào. Bộ phận hỗ trợ sinh viên và liên đoàn sinh viên của trường đại học sẽ cho lời khuyên làm sao để tìm chỗ ở tại địa phương.

 

14.  Tôi có thể đi làm trong thời gian đi học không?

Điều này sẽ phụ thuộc vào visa sinh viên của bạn cho phép bạn đi làm hay không. Tại một số nước, có những hạn chế về thời lượng công việc có lương mà bạn có thể nhận trong quá trình học; thường thì giới hạn sẽ là 20 giờ làm việc mỗi tuần trong thời gian có bạn có lớp học, công việc toàn thời gian được cho phép trong những ngày lễ.

Nếu bạn không cần visa sinh viên, điều đó có nghĩa bạn có thể làm việc bao nhiêu tiếng tùy ý, miễn là nó không gây ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập – nhưng nên kiểm tra trước với với trường đại học và website chính thức của chính phủ.