Trong bối cành thế giới rất phẳng như hiện nay, vai trò của tiếng Anh là không còn bàn cãi gì nữa. Nhiều bố mẹ đã cho con học tiếng Anh từ rất sớm. Một số trẻ thì được học các ngôn ngữ khác như tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Hàn.
Cùng với ngày càng nhiều các nghiên cứu khoa học về lợi ích của học song ngữ, khái niệm “trẻ song ngữ” dần trở nên quen thuộc đặc biệt tại các thành phố có điều kiện học tập thuận lợi, có nhiều người bản ngữ như Hà Nội và TP HCM.. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hiểu lầm về việc học ngôn ngữ của trẻ song ngữ, chúng ta hãy cùng làm sáng tỏ những hiểu lầm đó nhé
Hiểu lầm 1: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu sớm tiếp xúc với một ngôn ngữ khác sẽ trở nên chậm nói?
Thực tế là ở bất kì ngôn ngữ nào thì quá trình học nói của trẻ đều trải qua các dấu mốc khác nhau
- Từ 4-6 tháng: Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu bập bẹ, kết hợp lẫn nguyên âm và phụ âm, chẳng hạn như ba ba, ya ya. Điều thú vị là, trẻ sơ sinh ở tuổi này trên khắp thế giới đều phát ra một kiểu âm thanh tương tự nhau như ba, ma, ka, đa, ya.
- Từ 19-24 tháng: Bé đã có thể nói khoảng 50 từ, đồng thời khả năng hiểu ngôn ngữ của bé cũng phát triển rất nhiều. Bé quan sát, lắng nghe và học thêm từ mới mỗi ngày. Ở tuổi này, bé đã có thể nói được 2 từ rồi nhé, chẳng hạn như mẹ ơi, ba ơi, bồng bồng, đi chơi…
- 25-36 tháng: Bé đã bắt đầu phân biệt được cách xưng hô, biết mình xưng con và phải gọi ba mẹ. Trong độ tuổi này, vốn từ vựng của bé không ngừng phát triển và mở rộng. Bé có thể nối các danh từ và động từ vào với nhau để tạo nên câu đơn giản: Con muốn đi chơi
Một trẻ mới biết đi học song ngữ có thể trộn lẫn từ của một ngôn ngữ này với từ một ngôn ngữ khác. Mặc dù điều này có thể làm cho người khác khó hiểu hơn về ý của trẻ, nhưng nó không phản ánh sự phát triển bất thường hoặc chậm trễ. Tổng số từ của hai ngôn ngữ mà đứa trẻ đang học luôn nhiều hơn đáng kể so với với số từ của trẻ em cùng một độ tuổi nói một ngôn ngữ.
Hiểu nhầm 2: Học song ngữ sẽ gây rối loạn cho con bạn
Sự thật là Đôi khi trẻ em song ngữ có thể pha trộn cả hai ngôn ngữ trong cùng một câu. Đây là một phần bình thường của sự phát triển song ngữ và không có nghĩa là con của bạn bị lẫn lộn. Thông thường vào năm 4 tuổi, trẻ có thể tách các ngôn ngữ khác nhau nhưng vẫn có thể trộn cả hai ngôn ngữ trong cùng một câu. Cuối cùng trẻ sẽ học cách tách biệt cả hai ngôn ngữ một cách chính xác.
Hiểu lầm 3: Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ với tiếng mẹ đẻ thì không thể học được ngôn ngữ thứ 2?
Sự thật là: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em sẽ gặp khó khăn ở ngôn ngữ thứ 2 nhưng rất nhiều trong số chúng thành công.
Hiểu lầm 4: Trẻ em song ngữ sẽ gặp khó khăn khi bắt đầu đi học?
Sự thật là: Trường lớp có phù hợp với trẻ song ngữ hay không phụ thuộc vào môi trường giáo dục. Nếu con bạn học trường quốc tế thì không còn gì vui hơn nữa. “Cá gặp nước”. Năng lực ngôn ngữ và khả năng hoà nhập của con bạn sẽ rất tốt. Nghiên cứu cho thấy nhiều lợi ích của song ngữ, bao gồm kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đa nhiệm cũng như tăng tính linh hoạt về nhận thức.
Hiểu lầm 5: Trẻ con quá nhỏ thì sẽ không học được ngoại ngữ?
Sự thât là: Trẻ em như tờ giấy trắng, còn nhỏ nên còn ngây thơ nên việc tiếp thu bất cứ cái gì cũng dễ dàng và tự nhiên. Đây là thời điểm tốt để bắt đầu cho trẻ học ngoại ngữ.
Hiểu lầm 6: Nếu trẻ không thông thạo cả hai ngôn ngữ thì đó không thực sự song ngữ.
Thực tế là: Người song ngữ nào cũng luôn có một ngôn ngữ chiếm ưu thế, có thể thay đổi theo thời gian, tùy theo tần suất sử dụng ngôn ngữ. Chỉ vì một người không thông thạo cả hai ngôn ngữ không có nghĩa là họ không song ngữ. Sử dụng thường xuyên và thực hành giao tiếp, cùng với việc viết và đọc, sẽ giúp trẻ (và người lớn) giữ lại ngôn ngữ thứ hai của minh.