Teachme.vn sẽ giới thiệu cho bạn một phương pháp học tập hoàn toàn mới.

 

Context-Based Learning – Học dựa vào ngữ cảnh

Phương pháp dạy ngoại ngữ cho các nhà truyền giáo ở nhà thờ Mormon ở tiểu ban Utah Hoa Kì từng thu hút sự chú ý đặc biệt của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Khi một thiếu niên 18-19 tuổi tham gia “Trung tâm huấn luyện truyền giáo” (“Missionary Training Center” – MTC) ở nhà thờ này, họ đồng thời sẽ phải tham gia một khóa ngoại ngữ. Chỉ trong vài tuần, những học viên này có thể học được một lượng kĩ năng bằng với  sinh viên đại học học trong 4 năm.

Nhiều trường đại học và cả Quân đội Mỹ cũng đã hợp tác với MTC để áp dụng phương pháp MTC đang sử dụng. Vậy phương pháp này là gì?

Nói một cách đơn giản, MTC áp dụng phương pháp học theo ngữ cảnh, “Context-based learning. Phương pháp này bao gồm 4 bước như sau:

  1. Học một cụm từ nào đó
  2. Thực hành cụm từ đó trong những tình huống thực tế hằng ngày
  3. Được người giám sát đánh giá và góp ý
  4. Lặp lại
  5. Được đánh giá và góp ý một lần nữa

Các học viên bắt đầu bằng việc đọc thuộc lòng một cụm từ, sau đó bắt đầu tập phát âm. Khi học viên đã thuộc một lượng cụm từ kha khá, họ được chia thành những nhóm nhỏ để đóng kịch lại những tình huống thực tế hằng ngày liên quan đến cụm từ này. Việc đóng kịch này chiếm đến 70% nội dung khóa học ở MTC. Mỗi nhóm sẽ có một giáo viên theo dõi và hướng dẫn cho từng học viên nếu cần thiết.

Các nhà nghiên cứu đã chia các học viên làm hai nhóm, một nhóm học theo phương pháp ghi nhớ và thảo luận trong nhóm mà các trường đại học đang dùng, một nhóm học dựa vào các ngữ cảnh thực tế. Không mấy ngạc nhiên, những người ở nhóm ngữ cảnh thực tế tiến bộ nhanh hơn gấp 2 lần.

Áp dụng phương pháp này thế nào?

 

1. Kiếm cho mình một giáo viên

“When the student is ready the teacher will appear. When the student is truly ready, the teacher will disappear.” — Lao Tzu

Giáo viên có thể là một khóa học online, nhưng tốt nhất vẫn nên là người thật. Một giáo viên trực tiếp hướng dẫn bạn sẽ giúp bạn liên tục nhận được góp ý cũng như câu trả lời cho những điều bạn thắc mắc.

Gần đây, tôi thuê một lập trình viên để giúp tôi xây dựng doanh nghiệp kinh doanh online của mình. Tôi muốn mình có thể học được kĩ năng lập trình ngay lập tức. Và may mắn làm sao, anh ta sống cách tôi 7 giờ đồng hồ. Ngay lập tức tôi lái xe đến nhà anh ta, và ở đó hai ngày. Tôi ngủ trên ghế sofa trong phòng khách.

Trong 2 ngày ấy, tôi học được một lượng kiến thức mà tôi có thể phải mất đến 6 tháng nếu học một mình. Người này biết tôi đang mắc kẹt ở đâu, và trả lời ngay những thắc mắc của tôi. Anh ấy giải thích cho tôi về cách một phần mềm hoạt động trên một chiếc bảng.

Ngay sau khi tôi hiểu lý thuyết, anh ấy sẽ cho tôi cơ hội để thực hành. Tôi tập viết những đoạn code đơn giản cho chính những dự án anh ấy đang đảm nhiệm. Tôi có thể dễ dàng nhận ra những lỗ hổng trong lý thuyết của mình khi áp dụng những lý thuyết đó vào thực tế. Việc bạn biết một điều và việc bạn hiểu nó, khác nhau cốt ở chỗ tự bản thân bạn có làm được điều đó không. Như Napoleon Hill từng nói: “Knowledge is only potential power. It becomes power only when, and if, it is organized into definite plans of action.”

 

2. Thực hành một kĩ năng đến khi  nó đi vào tiềm thức của bạn

Lần đầu tiên áp dụng những điều được dạy, tôi tốn một khoảng thời gian khá dài. Tôi lặp lại, lặp lại và lặp lại, rồi trở nên thành thạo hơn. Khi bạn học một điều mới, nó sẽ được lưu trữ ở vỏ não gần trán, nơi trí nhớ ngắn hạn được lưu trữ. Giai đoạn này bạn tốn rất nhiều thời gian để ghi nhớ một kĩ năng nào đó.

Khi bạn đã thành thạo, võ não này bắt đầu nghỉ ngơi và nó giải phóng toàn bộ 90% thông tin trước đó. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đã có thể sử dụng kĩ năng đó một cách vô thức, và phần nhận thức của bạn sẽ tập trung để học những kĩ năng mới.

Gỉa sử bạn đang tập chơi bóng rổ, hãy kiếm cho mình một giáo viên. Đấy có thể là một huấn luyện viên thật chuyên nghiệp nhưng cũng có thể là một cầu thủ nghiệp dư mà bạn quen.

Bạn bắt đầu với kĩ năng ném chính xác vào một điểm nào đó. Thay vì tự mình nghĩ cách ném tốt nhất, bạn có thể hỏi giáo viên của mình về những thủ thuật hiệu quả nhất, hay những món nghề mà cậu ấy tích lũy được trên sân bóng. Hãy hỏi cậu ta và kết hợp với những điểm mạnh của bản thân mình để tìm ra phương pháp tốt nhất. Sau khi hiểu lý thuyết, hãy thực hành một cách thật khôn ngoan bằng phương pháp lặp đi lặp lại nhé.

–       Lặp đi lặp lại một kĩ năng nhỏ: Chọn một điểm, và lặp đi lặp lại việc ném chính xác vào nó

–       Dần dần tăng độ khó: Bạn không nên nhảy cóc các bước lớn vì thất bại rất dễ làm bạn nản lòng. Thay vào đó, hãy đi từ từ, dần dần tăng giới hạn của bản thân. Ví dụ bạn có thể lùi ra 0.5m và cố gắng ném trúng điểm lúc nãy.

–       Tạo nên một giới hạn thời gian: Trong 5  phút bạn phải ném được 10 cú trúng đích. Sau một tuần, hãy giảm thời gian xuống còn 3 phút. Cứ như vậy bạn sẽ đưa kĩ năng này vào tiềm thức và có thể tiếp tục học những kĩ năng khác theo các bước như trên

Động lực học tập rất quan trọng, nhưng đôi khi bạn cũng nên thử những phương pháp học tập hiệu quả hơn, và đi đến đích thành công nhanh chóng hơn. Chúc các bạn thành công!