Sau khi cho đăng một bài viết, tôi nhận được một email dài của một người đang sống ở Anh quốc cho rằng tôi làm phật lòng họ vì đã gọi người Anh là những người kiêu căng. Rõ ràng là tôi không làm thế (mà Hội đồng Anh ngữ làm điều đó) nhưng tôi vẫn gửi lời xin lỗi đến người đó. Tôi không muốn làm phật lòng bất cứ ai, cho dù đôi khi điều này là không thể tránh khỏi.

 

Không có từ ‘Làm ơn”!?

Trước tiên tôi phải nói tôi là người Đan Mạch – và ở Đan Mạch, KHÔNG CÓ TỪ NÀO ĐỂ NÓI LÀM ƠN POR FAVOR, S’IL VOUS PLAÎT, BITTE… Bạn có tin được không? Thật là thô lỗ nhỉ!

Thứ đến, là người Đan Mạch sống ở Canada, người ta thường nhìn nhận tôi là một người hỗn xược và lạnh lùng. Tôi cố gắng rất nhiều để không làm cho người ta cảm thấy thế và cố gắng nói ‘cảm ơn’ và ‘làm ơn’, bất cứ khi nào có thể. Nhưng đôi khi sự hỗn xược kiểu Đan Mạch đó vẫn cứ thể hiện ra.

 

Chúng ta hãy cùng thảo luận về điều này

Email của người Anh bị tôi làm phật lòng khiến tôi phải suy nghĩ, rằng mặc dù đây là về việc học ngôn ngữ, tôi nghĩ cũng đáng để chúng ta nói về cách chúng ta – hay ít nhất là cố không làm cho người khác phật lòng – khi tương tác với những người đến từ những nền văn hóa khác. Và để có một phương pháp hiệu quả – và cũng để phục vụ việc học ngôn ngữ – tôi sẽ đưa vào một số từ ngữ lịch sự theo các ngôn ngữ khác nhau vào chỗ này chỗ kia. Một điều chắc chắn đó là, người ta sẽ không bị phật lòng nếu như bạn cố gắng nói tiếng của họ. Họ còn có thể nghĩ bạn thật dễ thương khi cố gắng nói ngôn ngữ của họ.

 

Chào hỏi nhân viên khi bước vào cửa hàng

Nếu bạn xem video ở trên, bạn sẽ nhận thấy rằng Mark của Woltersworld có nói rằng dịch vụ khách hàng ở Đan Mạch thật là tệ. Người Đan Mạch sẽ ngạc nhiên rằng ở Thụy Điển, là nước ở kế bên, bạn sẽ nói ‘Hallå’ và gật đầu nhẹ khi bước vào cửa hàng. Hoặc nếu bạn có dịp đến Pháp, bạn sẽ nói ‘Bonjour’; ở Ý là ‘Ciao’; ở Tây Ban Nha là ‘Hola’ hoặc ở Anh/Canada/Mỹ thì một sự chào hỏi phổ biến là nói ‘Hello’ với nhân viên.

Tôi phải mất một lúc mới hiểu được rằng khi người thâu ngân Canada chào tôi: ‘How are you?’, vốn là điều mà mọi người đều hay nói. Đây đơn thuần chì được xem là một dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt chứ họ thực sự không muốn biết cuộc đời tôi thế nào đâu. Lúc đầu tôi cũng đã nói thực với họ về sức khỏe của tôi. Sau đó tôi nhận ra họ cũng chẳng quan tâm gì cả, tôi tự vấn mình, đã vậy sao họ lại hỏi nhỉ? (Và sau đó tôi có hơi bị phật lòng một chút) Cuối cùng tôi cũng biết là mình nên nói: ‘I am fine, how are you?’

 

Khi ở Bắc Mỹ thì đừng bao giờ quên tên của người khác

Tôi rất tệ trong việc nhớ tên của người khác, thực sự tệ lắm! Tôi thực sự không cảm thấy giận dỗi khi người khác không nhớ tên mình và ngay cả khi họ đọc tên tôi không đúng. Tôi có một cái tên khá lạ lẫm với những người nói tiếng Anh, nên việc họ không nhớ hay phát âm sai thì cũng dễ hiểu thôi. Nhưng với những người ở Bắc Mỹ thì họ sẽ cảm thấy rất giận dỗi nếu như bạn không nhớ tên của họ. Vì thế nếu bạn mới tới Bắc Mỹ và bạn mới làm quen với ai đó mà có thể bạn sẽ gặp lại thì: HÃY NHỚ TÊN CỦA HỌ!

Cũng tương tự như vậy, khi bạn muốn vượt lên trước ai đó trên vỉa hè, thì hãy nói ‘xin lỗi, cho tôi qua’ và nếu bạn có lỡ va vào ai trên vỉa hè thì cũng nói ‘xin lỗi’ cho dù lỗi là của ai đi nữa, hãy cứ nói ‘xin lỗi’.

 

Ở Pháp, trang trọng tương đương với lịch sự

Trong tiếng Anh thì ai cũng là ‘you’. Cho dù người đó có quan trọng hay nổi tiếng đến cỡ nào. Ai cũng chỉ là ‘you’. Bạn có thể thêm vào ‘Sir’, ‘Miss’ hay ‘Madam’ để khiến cho người ta cảm thấy tầm quan trọng của mình. Nhưng khi hỏi thăm họ thì câu hỏi thông thường ‘How are YOU, sir?’ vẫn phù hợp. Ở Pháp thì không đơn giản như vậy. Bạn không thể nào đi khắp nơi rồi ai bạn cũng gọi là ‘Tu’, trừ khi bạn được người đó cho phép.

Từ trang trọng ‘Vous’ thì phù hợp hơn. Tôi nghĩ điều này cũng đúng với Francophone thuộc Canada. Tôi không chắc lắm, tôi cần phải hỏi lại.

Từ ‘Pardon’ được xem là lịch sự trong ngôn ngữ Anh. Nhưng trong tiếng Pháp, ‘Pardon’ có nghĩa là bạn nên cuốn xéo ra chỗ khác. Nó có nghĩa là ai đó đang vội vàng muốn vượt qua bạn còn bạn thì đang chắn đường họ.

 

Khi ở thành Roma (hay ở nơi nào đó của nước Ý)

Người Ý là những người sản xuất ra nhiều rượu vang ngon thượng hạng. Họ rất yêu thích việc đó. Họ tự hào về công việc đó, và đúng là họ nên tự hào. Người Ý thưởng thức rượu vang và họ thường không uống quá nhiều rượu; họ cũng có thể bị phật lòng và cho rằng không phù hợp nếu bạn lạm dụng uống quá nhiều rượu. Quy tắc này cũng có thể áp dụng với tất cả những nước châu Âu thuộc Địa trung hải như Tây Ban Nha, Pháp và Bồ Đào Nha. Vì thế hãy nhớ rằng, nếu bạn có thích uống rượu nhiều như tôi chẳng hạn thì cũng đừng làm lãng phí rượu.

Nếu bạn có cảm thấy bị choáng một chút, cho dù tôi đã cảnh báo bạn không được uống nhiều, và việc choáng váng đó khiến bạn đâm sầm vào một người Ý, thì bạn nên xin lỗi bằng câu ‘Scusi’. Hoặc nếu bạn tiến đến quá gần và muốn vượt lên trên một người trên vỉa hè, thì bạn nên nói lịch sự là ‘Permesso?’ (cho phép tôi).

 

Cúi đầu là rất quan trọng ở Nhật Bản

Ok, tôi cần thú nhận rằng tôi chưa bao giờ tới Nhật Bản cả và tôi không thực sự hiểu rõ về văn hóa Nhật Bản. Tôi biết một số điều từ các bộ phim, nhưng có ai mà biết được bao nhiêu trong số những điều đó là thật cơ chứ! Nếu tôi có tới Nhật Bản chắc chắn tôi không muốn làm ai phật lòng cả. Tôi đã thấy trong phim người ta hay cúi đầu và tôi không hiểu lắm, vì thế tôi đem hỏi cô Fumiko, một đồng nghiệp người Nhật dễ thương ngồi cạnh tôi trong văn phòng, và cô ấy cho tôi biết những điều sau:

Ở Nhật Bản, cúi đầu là hành động phổ biến. Và trong văn hóa Nhật Bản, cúi đầu thường xuyên thì tốt hơn là không cúi đầu. Một nụ cười được đi kèm với một cái cúi đầu sâu, và người ta cho rằng cúi đầu khi được giới thiệu với một người lạ là phép lịch sự. Bạn cho và nhận những vật quan trọng bằng hai tay, ví dụ như tiền thừa ở cửa hàng, tách trà ở buổi lễ thử trà và ngay cả khi nhận danh thiếp của người khác.

Việc bỏ giầy trước khi bước vào nhà, đôi khi cả ở nhà hàng cũng được xem là phép lịch sự. Bạn đừng lo họ sẽ đưa cho bạn giày đi trong nhà.

Nhìn chung văn hóa Nhật Bản đề cao tính lịch sự. Người Nhật nói cám ơn rất nhiều và có nhiều cách để nói cám ơn: ‘arigatou gozaimasu’ nghĩa là ‘cám ơn’, trong khi “arigatou gozaimashita” nghĩa là ‘cám ơn vì những việc bạn làm’.

Và  còn có từ ‘sumimasen’: là từ rất thú vị trong tiếng Nhật; nó có nghĩa là ‘xin lỗi’ và còn có nghĩa là ‘cám ơn’ nữa.

 

Tôi không có ý làm bạn phật lòng

Điều cuối cùng tôi muốn nói là cho dù chúng ta cố gắng đến thế nào đi nữa, thì cũng sẽ có một lúc nào đó (có thể là nhiều hơn một) sẽ có người cảm thấy phật lòng do điều chúng ta nói hay làm – nhưng thật may rằng chúng ta luôn có thể xin lỗi, và bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Dưới đây là một vài cách để nói ‘xin lỗi’ bằng các ngôn ngữ khác nhau:

 

Tiếng Đan Mạch: Undskyld
Tiếng Punjab: Māfī
Tiếng Thụy Điển: Förlåt
Tiếng Phần Lan: Anteeksi
Tiếng Thái: H̄ı̂xp̣hạy
Tiếng Catalunya: Perdó
Tiếng Bồ Đào Nha: Perdão
Tiếng Philippines: Pasensya/Paumanhin
Tiếng Hungary: Bocsánat