Câu hỏi này sẽ được lặp đi lặp lại khi bạn học một ngoại ngữ. Sự thật thì không có câu trả lời cho câu hỏi này vì thời gian học ngoại ngữ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Tôi bắt đầu ghi lại nhật ký này để biết khả năng tiếng Tây Ban Nha của mình đến đâu trong 90 ngày học và thời gian để học từ không biết chút nào cho đến khi gần đạt trình độ trung cấp thì làm cho tôi khá ngạc nhiên; tuy nhiên đó là khi tiếng Tây Ban Nha được cho là một trong những ngôn ngữ dễ học hơn các ngôn ngữ khác. Nếu tôi học tiếng Quan thoại hay tiếng Nga thì câu chuyện đã khác đi nhiều. Như tôi đã nói thì thời gian học một ngoại ngữ phụ thuộc nhiều vào động lực; bạn học vì sở thích hay là vì bạn phải học?

Một khi đã có động lực rồi thì câu trả lời chung của những người nói nhiều ngoại ngữ đó là: bạn có thể nói trôi chảy một ngôn ngữ nhanh nhất là trong ba tháng. Không có sự rút ngắn lý thuyết.

 

Vậy thì phải mất bao lâu để học một ngoại ngữ?

Có lẽ khi bạn đọc bài viết này thì bạn cũng đang muốn biết thêm về việc học ngoại ngữ. Có thể hiện tại bạn chưa biết mình sẽ học ngoại ngữ nào – hay có thể bạn mới bắt đầu học một ngoại ngữ nào đó và giờ bạn muốn biết phải mất bao lâu để có thể nói chuyện về những chủ đề hàng ngày bằng thứ tiếng mà bạn đang muốn học.

Như đã nói ở trên thì không có một câu trả lời nào đúng cho tất cả mọi người được. Với một số người thì họ học ngoại ngữ rất nhanh, trong khi với một số người khác thì việc này lại mất nhiều thời gian hơn. Cho dù bạn thuộc nhóm người nào thì bạn vẫn luôn cần phải đặt ra các mục tiêu – ngắn hạn và dài hạn.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách tự hỏi mình những câu hỏi dưới đây và từ đó có thể giúp bạn tự trả lời câu hỏi bạn sẽ mất bao lâu để học một ngoại ngữ.

 

1. Bạn muốn học ngoại ngữ nào?

Steve Kaufmann đã nói nhiều lần rằng một khi bạn đã học được một ngoại ngữ rồi thì việc học những ngoại ngữ tiếp theo sẽ dễ dàng hơn. Tôi cho rằng điều đó còn tùy thuộc vào từng loại ngôn ngữ. Như tôi đã nói ban đầu thì tùy vào ngoại ngữ bạn định học thì có một số ngôn ngữ dễ học hơn những ngôn ngữ khác. Nếu bạn đã nói được tiếng Tây Ban Nha rồi, thì đối với bạn tiếng Pháp và tiếng Ý sẽ khá dễ để học. Hay nếu bạn biết tiếng Đan Mạch – giống như tôi – thì việc bạn chọn học tiếng Thụy Điển hay Na Uy thì (đây gần như là những ngôn ngữ giống nhau, nên có thể không tính vào ví dụ này) gần như là không tốn gì nhiều thời gian. Có thể chỉ mất có ba tháng để học.

Tiếng Ý và Tây Ban Nha được tách biệt khỏi tiếng Đan Mạch và tiếng Anh nhưng cũng khá tương đồng và những ngôn ngữ này có thể được học (khi dành đủ thời gian và sự tận tụy) trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Tuy nhiên, tiếng Ả-rập và tiếng Quan thoại thì sẽ khiến người học phải mất nhiều thời gian hơn rất nhiều. Hệ thống chữ viết hoàn toàn khác nhau khiến cho người học phải làm quen từ từ thì chắc chắn sẽ khiến việc học mất nhiều thời gian hơn.

 

2. Động lực của bạn mạnh đến thế nào?

Mọi chuyện đều bắt đầu và kết thúc bằng câu hỏi này. Nếu bạn không có động lực thì việc học ngoại ngữ sẽ không thể thực hiện được. Học ngoại ngữ là một công việc mang tính cá nhân, vì thế nếu bạn muốn việc học này tiến triển nhanh, thì bạn CẦN PHẢI CÓ ĐỘNG LỰC. Sẽ chẳng có nghĩa lý gì cả khi bạn bắt đầu học mà bạn không hề có một chút yêu thích nào trong đó. Sẽ chẳng có chút kiến thức nào ngấm vào đầu bạn nếu như bạn không có hứng thú và bạn có thể mất nhiều năm trời để học mà cũng chẳng học được gì cả.

Đó là lý do tại sao tôi nói đi nói lại nhiều lần rằng tôi thích việc học độc lập: tôi tự quyết định học một ngôn ngữ, chứ không phải là bắt bị học một ngôn ngữ nào đó mà tôi không thích như khi ở trường trung học và học theo phương pháp mà phù hợp nhất với mình.

Điều quan trọng ở đây là: bạn cần phải có động lực để có thể học được một ngôn ngữ mới. Nếu bạn có điều kiện, hãy lên kế hoạch du lịch một chuyến đến nơi mà mọi người nói thứ ngôn ngữ bạn muốn học, 3 đến 6 tháng được thực hành. Đây chính là động lực thúc đẩy bạn mạnh mẽ nhất!

Ví dụ như bạn sống ở Canada và giờ bạn muốn học tiếng Tây Ban Nha, vậy thì hãy lên kế hoạch cho một chuyến đi tới Puerto Rico và đặt ra các mục tiêu nhỏ, như “tôi muốn nói chuyện với ít nhất ba người khi tôi ở đây”. Việc này sẽ giúp bạn có động lực trước chuyến đi, do đó bạn có thể thực hiện giao tiếp khi bạn ở đó và, biết đâu bạn sẽ nghĩ ra một số chuyện để làm mà bạn không ngờ tới, và hy vọng sẽ khiến bạn có thêm động lực để học sau khi trở về.

 

3. Bạn có khiếu học ngoại ngữ không?

Rất nhiều người mà nói nhiều thứ tiếng đều nói việc này đều không hề quan trọng. Nhưng xin lỗi bạn tôi nghĩ là có quan trọng đó! Tôi không nói là bạn không thể học ngoại ngữ, bởi vì nếu bạn có khả năng và động lực để học thì chắc chắn bạn sẽ học được. Tuy nhiên nếu bạn không có chút năng khiếu học ngoại ngữ nào thì bạn sẽ phải dành nhiều thời gian hơn người khác cho việc học. Bạn đừng để điều này làm cho mình bị nản lòng, vì sự kiên trì của bạn sẽ giúp bạn tới được mục đích.

Tuy nhiên, câu hỏi “Tôi có năng khiếu học ngoại ngữ hay không?” vẫn nên là một trong những câu hỏi bạn nên hỏi để đánh giá việc bạn học một ngoại ngữ sẽ mất bao lâu. Và hãy thật lòng với bản thân. Nếu bạn đã có chút năng khiếu học ngoại ngữ thì có thể bạn sẽ học nhanh hơn những người khác.

Như tôi vẫn nói, những người, ví dụ, đã biết nói tiếng Tây Ban Nha rồi thì sẽ mất không nhiều thời gian để học tiếng Ý. Người Đức, Đan Mạch, Thụy Điển và Hà Lan sẽ gặp ít khó khăn hơn khi học tiếng Anh so với những người mà tiếng mẹ đẻ không phải là ngôn ngữ thuộc nhóm German.

 

Vậy thì, phải mất bao lâu để học một ngoại ngữ?

Sau khi bạn đã tự hỏi mình 3 câu hỏi ở trên thì bạn có thể đã có thể biết được câu trả lời rồi. Nhưng không có câu trả lời nào là đúng cho tất cả mọi người. Câu trả lời này phụ thuộc vào động lực của bạn lớn đến đâu và liệu đây có phải là điều mà bạn mong muốn hay không. Nếu có thì việc học ngoại ngữ không hề nhàm chán chút nào cả.

Nếu đây là lần đầu bạn học một ngoại ngữ thì bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để học, cho dù khi bạn có động lực và có khiếu ngoại ngữ.

Tất cả đều đi tới một điểm là: Động lực quyết định tất cả! Khi đó thì có ai quan tâm tới việc phải mất bao lâu đâu cơ chứ!