Từ khi trẻ bắt đầu nhận thức được thế giới xung quanh, trẻ đã bắt đầu biết nói dối. Nếu ba mẹ không giải quyết khéo léo khi trẻ nói dối, sau này bé sẽ nói dối không chớp mắt và coi chuyện đó là bình thường.

Vậy vì sao trẻ lại nói dối

Được chia ra theo từng giai đoạn của tuổi

– Từ 5 tuổi trở xuống: Do trẻ chưa nhận thức được nhiều và đôi khi nói theo cách tưởng tượng của bản thân để được bố mẹ khen hoặc bản thân đang mong ước nó.

– Từ 6 tuổi đến 11 tuổi: Trẻ nhận thức được hơn nên nói dối để đạt được điều mình mong muốn hoặc tránh bị phạt, bị mắng.

– Từ 12 tuổi trở lên: Lúc này các em đã bước vào thế giới của người lớn, vì vậy trẻ nói dối để đạt được điều mình muốn, để bố mẹ không mắng hoặc để bố mẹ không can thiệp quá sâu vào đời tư của mình.

Teachme biết tại sao con bạn nói dối và cha mẹ có một phần lớn trách nhiệm khiến trẻ như vậy.

 

1. Trẻ sợ hậu quả

Trẻ nói dối vì chúng sợ khi nói thật sẽ phải nhận hình phạt. Hãy cố gắng khuyến khích trẻ nói sự thật để được “khoan hồng” hơn là nói dối.

 

2. Trẻ không muốn làm bạn buồn

Trẻ yêu thương bố mẹ và không muốn bạn buồn. Khi biết sự thật, bạn không nên quá sốc hoặc đau buồn. Điểu đó sẽ làm cho trẻ ngại nói ra sự thật vào những lần sau.

 

3. Trẻ không nói dối, trẻ tưởng tượng

Đôi khi lỗi lầm này của trẻ bắt đầu từ mong muốn: Trẻ sẽ luyên thuyên kể cho bạn nghe những hành trình khám phá thú vị của chúng, được đi lên cung trăng, nói chuyện với chị Hằng, chiến đấu với quái vật.  Hãy nhẹ nhàng với những lời nói dối như vậy bởi chúng sẽ biến mất theo thời gian khi trẻ lớn lên.

 

4. Trẻ nói dối vì chúng không nhớ

Có những tình huống mà trẻ nói dối và tin tưởng vào chính những điều đó. Trường hợp này có thể do trẻ nghịch ngợm nên quên một số chi tiết khi trình bày.

Đừng trầm trọng hóa những lời nói dối như vậy. Hãy cố gắng kiên nhẫn, giải thích cho trẻ hiểu được phản ứng của bạn về hành động của trẻ.

 

5. Trẻ nghĩ nói dối là lịch sự

Đôi khi trẻ em nghĩ rằng nói dối là đúng: Chúng tỏ hạnh phúc khi đeo đôi tất tự đan của bà nội, dù thực tế chúng đang thất vọng vì món quà đó.

Trong trường hợp này, chúng ta cần suy nghĩ về cách mà chúng ta muốn con mình hành xử trong trường hợp đó. Có thể trong chung ta trong trường hợp tương tự cũng hành xử như vậy.

 

6. Trẻ lập trình sẵn câu trả lời

Nhiều khi chính bạn mới là người làm trẻ nói dối. Đôi lúc câu hỏi của bạn làm trẻ không có sự lựa chọn nào khác ngoài nói dối.  Ví dụ: “Đồ ăn hôm nay ngon không?” Rõ ràng là bạn có thể thấy bé đang ăn một cách ngán ngẩm.

Trong trường hợp như vậy, nếu bạn không muốn làm trẻ nói dối,bạn hãy đặt một câu hỏi mở: “Thế bây giờ con muốn ăn gì nào?”.

 

7. Trẻ sợ bị đổi vai trò

Trẻ em sợ nói sự thật vì chúng chắc rằng chỉ những kẻ phản diện trong các câu chuyện thần tiên mới hành xử như vậy. Vì thế, nếu nói sự thật, chúng sẽ biến thành người phản diện.

Hãy giải thích cho trẻ hiểu rằng ai cũng có thể mắc sai lầm. Điều phân biệt người tốt với kẻ xấu là khả năng chịu trách nhiệm về hành động của mình.

 

8. Người lớn nói dối

Trẻ em học từ chính cha mẹ mình mọi thứ. Nếu sống trong môi trường bao quanh là sự giả dối, đừng đòi hỏi trẻ phải nói sự thật.

Giải pháp là phải thay đổi từ cả hai phía: Bạn cần thành thật hơn với chính mình.

 

9. Trẻ nghĩ rằng chúng ngốc nghếch

Nếu bạn coi con mình kém thông minh và luôn đổ lỗi cho chúng, trẻ sẽ trở nên tự ti, không muốn học điều tốt, điều đúng. Điều này bao gồm cả việc nói lên sự thật.

Cố gắng giao tiếp với con như những người bạn, giải thích về sự sai trái và đừng khiến trẻ thấy có lỗi với mọi thứ. Bằng cách này trẻ sẽ có mong muốn được trưởng thành và sẽ nhận ra tầm quan trọng của sự thật.