Một số người có tính ngại ngùng và không thích nói  chuyện bằng ngoại ngữ, trong khi nhiều người khác thì cảm thấy việc nói chuyện bằng ngoại ngữ ngay cả khi có vốn từ hạn chế là việc khá dễ dàng. Tôi thuộc dạng người mà những cuộc hội thoại đầu tiên kiểu này thường làm tôi nản lỏng.

Tôi đang học tiếng Tây Ban Nha, nhưng gần đây tôi cũng bắt đầy làm quen với tiếng Đức vì tôi đã từng học (hay từng cố học) ở trường trung học. Tôi đã nói tiếng Đức với một số người Đức trước đây nhưng mọi chuyện không được suôn sẻ cho lắm: họ không biết tôi đang nói cái gì cả. Tuy nhiên, cho tới gần đây có một anh bạn người Đức mới bắt đầu làm việc tại công ty và tôi đã quyết định thỉnh thoảng thực hành và nói tiếng Đức với anh bạn này.

Tuy không dễ dàng, nhưng dưới đây là 8 bước bạn có thể thực hiện để vượt qua nỗi sợ hãi khi nói chuyện bằng ngoại ngữ mình đang học.

 

1 – Tìm hiểu về nỗi sợ nói của bạn

Chính xác là bạn sợ điều gì? Nỗi lo lắng khi nói một ngoại ngữ thường là nỗi sợ mình nói sai, hay nỗi sợ nhận được phản ứng tiêu cực của người đối diện.

Sự sợ sệt làm giảm đi khả năng hoạt động đúng chức năng của bộ nào, ví dụ như khi bạn đang phỏng vấn xin việc hoặc đang làm bài thi thì bạn không nghĩ ra được điều gì để nói cả, vì khi đó bộ não của bạn không cho phép bạn suy nghĩ. Điều này cũng đúng khi học ngoại ngữ. Nói chuyện với người khác khi dùng các từ vựng mới và ngữ pháp đúng đôi khi làm cho bạn cảm thấy não bộ của mình không hề muốn hợp tác chút nào.

Để hiểu được nỗi sợ của bạn, bạn cần hỏi bản thân là bạn sẽ phản ứng thế nào nếu có người cố gắng nói ngôn ngữ của bạn. Hy vọng bạn sẽ thông cảm và tỏ ra giúp đỡ hơn là chế giễu họ. Tôi cũng có một vài người bạn không phải là người Đan Mạch và tôi luôn ấn tượng với nỗ lực học tiếng của họ – đây mới chính là điều tôi cần phải ghi nhớ.

 

2 – Thực hành kỹ năng nghe

Tuần trước tôi cũng nói điều này là việc lắng nghe âm thanh của ngôn ngữ mà bạn đang học là rất quan trọng. Nếu bạn là người mới bắt đầu học một ngôn ngữ thì bạn sẽ không hiểu được từng từ của người nói. Bạn có thể thấy khó có thể hiểu được nhiều từ. Đây chính là lý do chúng tôi khuyến nghị nên đợi cho tới khi bạn có một số lượng vốn từ nhất định nào đó rồi mới bắt đầu thực hành kỹ năng nói. Nhưng một khi bạn cảm thấy mình đã có đủ tự tin thì khi đó bạn nên thực hành kỹ năng nói ngay.

Tuy nhiên, thực hành kỹ năng nghe bằng ngôn ngữ bạn đang học thông qua các loại hình phương tiện truyền thông và nguồn trên mạng internet. Bằng cách thực hành nghe, bạn có thể cải thiện vốn từ vựng và kỹ năng phát âm. Bạn cũng cần nhớ rằng ngay cả khi bạn đã quen với việc nghe cách nói bằng ngôn ngữ mình đang học, thì não bộ của bạn vẫn phải làm việc vất vả hơn khi bạn tham gia một cuộc đối thoại vì khi đó bạn không chỉ cần hiểu những thông tin được nói ra, mà còn phải có thể trình bày rõ ràng câu trả lời của mình. Đây chính là lý do tạo sao kỹ năng nghe cần được ưu tiên hơn kỹ năng nói.

 

3 – Quên đi sự hoàn hảo

Tôi đã nói tiếng Anh từ lâu, nhưng cũng giống như Arnie giọng của tôi cũng không giống của người bản xứ. Có thể bạn thuộc nhóm người có thể học một ngôn ngữ và nói giống người bản xứ trong vòng 6 tháng – nếu bạn là người như vậy thì tôi hoan nghênh bạn và rất phục bạn, bạn thật có năng khiếu, xin chức mừng! Tuy nhiên nếu bạn không có năng khiếu này thì cũng không có gì để lo lắng cả. Hầu hết chúng ta sẽ không nói ngoại ngữ bằng giọng bản xứ được. Không có gì phải xấu hổ về việc này, thực tế thì điều này có thể làm cho người nghe thấy thích thú.

Quan trọng hơn, nếu bạn không thực hành nói vì bạn sợ rằng mình nói không giống như giọng bản xứ hay bạn sẽ nói sai, thì nhiều khả năng bạn sẽ không bao giờ vượt qua được nỗi sợ nói. Thực hành càng nhiều thì bạn sẽ càng tiến bộ.

Những lỗi mắc phải thường làm cho người học nản lỏng, nhưng tất cả chúng ta đều mắc lỗi cả và mặt tích cực là sau này chúng ta sẽ không mắc phải những lỗi này nữa.

 

4 – Đàm thoại hai người

Nếu bạn thường lo lắng khi nói thì việc nói trong hoàn cảnh một nhóm người thì có thể khá căng thẳng. Nếu bạn tham gia cùng với một nhóm gồm những người có trình độ ngôn ngữ bạn đang học khác nhau, và bạn đang ở trình độ căn bản thì bạn khó có thể bắt kịp được trong cuộc hội thoại, vì khi đó cuộc hội thoại sẽ diễn ra nhanh hơn và phức tạp hơn. Tương tự, khi ở trong một nhóm người mà bạn phải căng tai ra để nghe xem người khác đang cố nói gì thì cũng không mang lại hiệu quả giúp cải thiện các kỹ năng của bạn. Tuy nhiên, nói chuyện trong một nhóm cũng có những thú vị riêng, những khi bắt đầu học ngoại ngữ thì bạn nên tránh việc này.

Nói chuyện chỉ với một người thì dễ dàng hơn và bớt làm cho bạn nản chí. Trong cuộc hội thoại giữa hai người, thì người đối diện sẽ có thời gian để nói chậm, lặp lại, và chỉ ra những lỗi mà bạn có thể mắc phải, và từ đó giúp bạn sửa những lỗi này.

Nếu bạn không ngại khi nói chuyện với người lạ thì bạn có thể chuẩn bị những hướng dẫn và nói chuyện trực tuyến. Bạn hãy để cho mọi thứ diễn ra tự nhiên – bạn càng nghĩ ngợi lâu, thì lại càng khó để nói ra được. Hãy nói những gì vừa mới nảy ra trong đầu và lắng nghe những gợi ý để có thể cải thiện tốt hơn.

 

5 – Hãy sẵn sàng để mắc lỗi

Một số người bạn nói chuyện cùng có thể là những người kiên nhẫn, tuy nhiên một số người thì lại không được như vậy; một số người có thể thông cảm và dễ hiểu giọng phát âm của người nước ngoài nói tiếng của họ. Đây chính là những người mà bạn sẽ muốn nói chuyện. Nếu ai đó không muốn cố găng hiểu bạn, thì khi đó vấn đề không phải ở bạn nữa mà là ở phía họ.

Tôi đã gặp phải việc này rất nhiều lần, ngay cả sau khi đã nói tiếng Anh nhiều năm thì vẫn có một số người không hiểu những điều tôi nói – việc này diễn ra với tần suất ít dần, những nó vẫn xảy ra – tôi cảm thấy khá bực mình nhưng vẫn phải kiềm chế. Hãy bỏ qua những người như vậy và bắt chuyện với những người mà sẵn lòng nghe bạn nói và giúp bạn tiến bộ.

 

6 – Bám sát vào những chủ đề thường ngày

Để có thể tự tin khi nói chuyện bạn cần phải biết nhiều từ vựng, tuy nhiên cũng chẳng có hại ai khi bạn thực hành kỹ năng nói về những chủ đề hàng ngày. Gọi thức ăn, mua sắm, gọi đồ uống ở quán bar là những chủ đề bạn có thể bắt đầu.

Một khi bạn làm chủ để được nỗi sợ và có thể gọi món ở nhà hàng thì sự tự tin của bạn sẽ tăng lên và bạn sẽ sớm có thể chuyển sang những chủ đề sâu rộng hơn để nói chuyện, nhưng chỉ khi bạn đã có vốn từ vựng đủ để làm việc đó.

 

7 – Song ngữ sẽ giúp bạn được nhiều

Bởi vì bây giờ tôi nói tiếng Anh trước công chúng với nhiều người lắng nghe những gì tôi nói, nên tôi đã bớt sợ khi nói tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha trước công chúng. Tôi đã cố nói cả hai thứ tiếng này trước mọi người, do tôi nghĩ bởi vì tôi biết điều đó là có thể. Tất nhiên cảm giác vắt óc ra suy nghĩ các từ và cấu trúc câu vẫn còn đó, nhưng lần này tôi cảm thấy mình đã can đảm hơn.

Ý của tôi là nếu bạn đã hiểu về một ngoại ngữ thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn khi học một ngoại ngữ thứ hai.

 

8 – Nói chậm

Bạn có thể không có nhiều lựa chọn trong chủ đề bạn nói nếu bạn là người mới bắt đầu học và hạn chế về vốn từ vựng, nhưng việc nói chậm và rõ ràng sẽ khuyến khích người bạn nói chuyện cùng và/hoặc người bản xứ nói chậm và rõ ràng với bạn để bạn có thể theo kịp cuộc hội thoại.